Cá Otto: Đặc điểm sống, sinh sản và cách nuôi cá Otto

Cá Otto (tên khoa học: Otocinclus affinis) là một loài cá dọn bể khá được yêu thích. Hãy cùng tìm hiểu thêm về loài cá otto qua bài viết dưới đây của AHISU.

Cá Otto là loài cá dọn bể hữu ích cho bể thuỷ sinh

Đặc điểm

Cá Otto, là một loài cá da trơn thuộc chi Macrotocinclus, họ Loricariidae. Cá có màu vàng xám và màu ghi, dọc cơ thể từ đầu đến đuôi cá là một dải màu đen, phần bụng màu trắng hoặc màu bạc.

Cá Otto có kích thước không lớn quá 5 cm kể cả khi trưởng thành. Sống khoẻ và hoạt động tốt nhất khi được nuôi theo nhóm, đàn từ 5 – 10 con.

Loài cá dọn bể này khá hiền lành có phần nhút nhát. Chúng thường trốn dưới tán lá hoặc trong hốc đá cả ngày và chỉ trở nên năng động hơn vào ban đêm, trong điều kiện ánh sáng yếu. Chúng rất tôn trọng đồng loại cũng như các sinh vật cùng chung sống trong bể. Tham khảo thêm thông tin loài cá otto dưới đây:

Tên khoa học Otocinclus affinis
Dòng Chordata
Họ Loricariidae
Chi Macrotocinclus
Nhiệt độ lý tưởng Từ 21 đến 26 độ C
Độ pH lý tưởng Từ 6,6 đến 7,5
Độ dH lý tưởng Từ 0 đến 10
Nitrate Từ 0 đến 20 ppm
Kích thước bể tối thiểu Khoảng từ 30 đến 50 lít

Thức ăn

Thức ăn của cá Otto chủ yếu là rêu, tảo viên,…

Cá Otto là một loài cá dọn bể, chúng không quá cầu kỳ trong chuyện ăn uống. Tuy nhiên trong bể nhất định phải có rêu cho chúng ăn. Nếu bể đã sạch rêu bạn cần bổ sung thức ăn cho tép hoặc tảo cầu (mossball).

Cách nuôi cá Otto

Cá otto khá dễ sống, chúng không yêu cầu cao về chất lượng nước. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, không nên thay nước quá đột ngột vì chúng rất nhạy cảm mới môi trường nước thay đổi bất ngờ hoặc quá nhiều lần. Bạn nên giữ cho nguồn nước ổn định bằng cách thay nước ít một với khoảng cách thời gian đều đặn.

Tránh sử dụng các hoá chất như thuốc diệt rêu hay diệt ốc, có thể làm thay đổi nồng độ, chất lượng nước.

Khi cá otto đã thích nghi với môi trường nước bể, chúng sẽ sống khoẻ mạnh, sống dai và cực kỳ hữu ích cho bể thuỷ sinh.

Tránh nuôi cá otto với những loài cá dữ dằn, cá ăn thì. Một số loại cây nổi như bèo Nhật hay cây có tán lá rộng, cao che bớt ánh sáng bể rất tốt cho sự phát triển của cá.

Cá Otto nên được nuôi theo đàn

Sinh sản

Quá trình sinh sản của cá otto khá phức tạp và yêu cầu có kỹ thuật lai tạo cao, sinh sảnlại không nhiều, chỉ vài chục trứng mỗi lần đẻ. Dưới đây là một số lưu ý khi chuẩn bị cho cá sinh sản:

Chọn cặp sinh sản: Con đực phải thuôn hơn và nhỏ hơn con cái.

Môi trường sinh sản: Bể phải dày đặc cây thuỷ sinh và chỗ trốn cho cá bố mẹ khi đẻ trứng.

Chế độ ăn: Luôn luôn phải có thức ăn như trứng tôm, viên tào cho cá trong thời kỳ sinh sản.

Nhiệt độ bể lý tưởng: Là 25 độ C, độ pH là 7,5 và DH là 10.

Trên đây là những đặc điểm cũng như cách chăm sóc loài cá otto, hy vọng với những kiến thức căn bản này bạn sẽ có được một đàn cá khoẻ mạnh và một bể thuỷ sinh lý tưởng.

Hỏi đáp

Cá otto có ăn tép không?

Do tập tính sống hiền lành, cá otto chỉ ăn rêu hại và các loại rêu khác bám trên thành bể hoặc trên lũa, đá,…Cá otto không hề ăn tép, chúng chỉ ăn thức ăn cho tép hoặc các loại tảo.

Cá otto bị chết?

Cá otto bị chết do rất nhiều nguyên nhân mà chúng ta thường rất ít để ý. Ví dụ như nuôi cá otto trong bể thuỷ sinh với rất nhiều loại cá háu chiến khác hay mức độ Co2 trong bể không đáp ứng được nhu cầu của cá.

Mua cá otto ở đâu?

Hầu hết các cửa hàng thuỷ sinh trên cả nước đều bán loại cá otto này. Bạn có thể tìm mua qua các trang mạng xã hội hay các phương tiện trình duyệt web.

Cá otto giá bao nhiêu?

Giá cá otto giao động trong khoảng từ 5 – 15ngàn/con tuỳ theo kích cỡ của cá.

Tham khảo

Lời kết

Để có một bể thuỷ sinh đẹp hãy sắm cho mình những chú cá otto để dọn dẹp sạch sẽ bể cho bạn nhé, Nếu bạn cần hỏi đáp, hãy để lại bình luận dưới bài viết này. Chúng tôi sẽ trả lời các bạn một cách nhanh chóng và xác thực nhất.

Bài viết “Cá Otto: Đặc điểm sống, sinh sản và cách nuôi cá otto” của AHISU được bảo vệ bởi đạo luật DMCA.
Vui lòng để lại nguồn http://ahisu.org/ca-otto/ khi đăng tải bài viết này. Xin cám ơn !

 

5/5 - (11 bình chọn)
5 out of 5 (11 Votes)
Hồng Mai

Xem bình luận

  • Đại Vi says:

    Cá Otto này rất chăm chỉ :)) mình thấy nó mút bể cả ngày

    Cancel reply

    Leave a Reply

    Your email address will not be published. Required fields are marked*

    • Đúng rồi bạn, otto chuyên mút kính với lũa mà. Có điều mình nuôi cá otto thỉnh thoảng lại chết 1 con. Chả hiểu sao lại lăn đùng ra chết.

      Cancel reply

      Leave a Reply

      Your email address will not be published. Required fields are marked*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked*

Tham khảo:Tham khảo: Bản cập nhật Play 2 Win đến từ nhà tài trợ của Ahisu. Cộng đồng Đam Mê MU lớn nhất Việt Nam