Nên chọn phân nền thủy sinh và cốt nền thủy sinh nào?

Phân nền thủy sinhcốt nền thủy sinh là một trong các yếu tố quan trọng khi bắt đầu chơi thủy sinh, cốt nền và phân nền thủy sinh là nguồn dinh dưỡng chính cho việc phát triển của cây thủy sinh.

Phân nền và cốt nền thủy sinh cũng là 1 trong 3 yếu tố trụ cột của bể thủy sinh (dinh dưỡng, ánh sáng, CO2). Để cung cấp dinh dưỡng ta lại có 3 lựa chọn là phân nền, phân nhét và phân nước, mỗi cái đều có ưu nhược điểm riêng và chúng cùng tồn tại song song.

Giới thiệu

Phân nền là thứ mà bạn phải lựa chọn ngay từ đầu và hầu như không thể thay đổi về sau nữa. Một bộ nền thủy sinh hiện nay lại có 2 phần là cốt nền bên dưới và phân nền trộn phủ mặt, vậy lựa chọn và kết hợp sao cho đúng, đạt hiệu quả cao và tối ưu chi phí?

Phân nền thủy sinh phổ biến

  • Phân nền ADA: Một sản phẩm chất lượng, lâu đời và nổi tiếng thế giới. Tuy nhiên giá thành của loại phân nền thủy sinh này ngày một cao nên sẽ khiến nhiều người chơi phải cân nhắc
  • Phân nền Gex: Là dòng phân  nền thủy sinh có dinh dưỡng rất ổn nhưng nhả chậm nên thường bị đánh giá sai là có giá trị dinh dưỡng thấp. Nhược điểm là hạt nền hơi to, không phù hợp lắm với những bể nhỏ.
  • Phân nền Controsoil: Phân nền Controsoil có hạt nhỏ và đều là một lợi thế, dòng phân nền này có dinh dưỡng ở mức trung bình, giá cả hợp lý.
  • Phân nền Akadama: Không chứa dinh dưỡng, chính xác thì nó là hạt đất sét nung làm giá thể để trồng cây cảnh, bonsai. Màu vàng sáng, hạt dễ nát khi ngâm trong nước, giá rẻ.

Cốt nền thủy sinh phổ biến

  • Cốt nền ADA Power Sand: Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, phát huy tác dụng cao nhất khi sử dụng cùng phân nền ADA. Nhược điểm duy nhất là giá thành cao
  • Cốt nền JBL Aquabasis Plus: Cốt nền người mới chơi nên thử, nó có trộn sẵn cát nên sẽ hạn chế rủi ro bị xì nền. Dinh dưỡng tương đối ổn
  • Cốt nền Vũ Aqua: Cốt nền tự trộn được đóng gói trên dây truyền công nghiệp. An toàn khi sử dụng, dinh dưỡng ổn và giá thành hợp lý
Việc kết hợp các loại phân nền và cốt nền khác nhau cần có có sự tính toán kỹ lưỡng để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây

Kết hợp phân nền và cốt nền

Thường mỗi hãng sản xuất đều có đủ combo phân nền và cốt nền, nếu được các bạn nên sử dụng đúng combo của hãng sẽ cho ra một bộ nền ổn định lâu dài. Vì lý do nào đó các bạn muốn mix các loại phần nền và cốt nền của các hãng khác nhau thì cần chú ý một vài điểm:

  • Cốt nền dồi dào dinh dưỡng nên đi với một lớp nền phủ mặt dinh dưỡng vừa phải (hoặc không chứa dinh dưỡng, tùy cây trồng)
  • Cốt nền với hàm lượng dinh dưỡng vừa phải cần được bổ khuyết bằng một sản phẩm nền phủ mặt dinh dưỡng tương đối khá để tạo sức bật cho cây trồng
  • Sử dụng đúng hàm lượng cốt nền cũng như nền phủ mà nhà sản xuất khuyến cáo. Không nên tự ý tăng hàm lượng nến bạn mới tập chơi
  • Tránh làm lẫn 2 lớp nền phủ phía trên và nền trộn phía dưới để hạn chế tối đa việc bị xì nền gây rêu hại (hạn chế nhổ cây, thay đổi bố cục sau khi hoàn thiện phần nền)
Hãy cân nhắc và tham khảo kỹ trước khi kết hợp cốt nền thủy sinh với các loại phân nền thủy sinh khác nhau

Cốt nền ADA Power Sand chỉ nên kết hợp với phần nền ADA để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất. Khi kết hợp với các loại nền phủ của hãng khác sẽ hạn chế phần nào sức mạnh của cả bộ nền dẫn đến lãng phí.

Cốt nền JBL Aquabasis Plus có thể kết hợp tốt với tất cả các loại phân nền phủ. Chú ý lớp nền phủ nên dày một chút để hạn chế khả năng lớp cát của nền trộn bị trồi lên gây mất thẩm mỹ cho nền hồ (Nền Akadama có màu vàng sáng, khá phù hợp với tone màu của cốt nền JBL).

Cốt nền Vũ Aqua có thể kết hợp tốt với tất cả các loại phân nền phủ mặt. Chú ý thay nước thời gian đầu để hạn chế dinh dưỡng thừa gây phát sinh các loại rêu hại.

  • Kết hợp với phân nền Gex là một sự lựa chọn an toàn và kinh tế, phù hợp với các bạn mới chơi.
  • Kết hợp với nền ADA hoặc Contro Soil nếu trồng các loại cây cắt cắm nói chung hoặc các loại cây đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao.
  • Kết hợp với nền Akadama nếu hồ trồng ít cây (so với tỷ lệ bố cục).

Kết luận

Việc kết hợp cốt nền và phân nền không chỉ phụ thuộc vào mức độ đầu tư mà còn liên quan mật thiết đến chủng loại cây trồng cũng như bố cục của bạn. Vậy nên hãy hình dung về bố cục cũng như lên danh sách cây trồng trước đã rồi mới tính đến cốt nền và phân nền. Nếu bạn còn đang thắc mắc điều gì đừng ngại comment ở dưới để Ahisu có thể tư vấn thêm cho bạn nhé.

5/5 - (11 bình chọn)
5 out of 5 (11 Votes)
Vũ Lê Vĩnh

Là một thành viên tiên phong về thuỷ sinh, với 10 năm kinh nghiệm. Đã triển khai rất nhiều các dự án cho cá nhân, tổ chức. Nếu bạn muốn đặt câu hỏi, hãy nhắn tin cho tôi!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked*

Tham khảo:Tham khảo: Bản cập nhật Play 2 Win đến từ nhà tài trợ của Ahisu. Cộng đồng Đam Mê MU lớn nhất Việt Nam