Những quy tắc xây dựng hệ sinh thái trong thủy sinh

Tạo một hệ sinh thái khi chơi thuỷ sinh là điều cần thiết cho tất cả các sinh vật sống trong hồ. Nhưng quy tắc xây dựng hệ sinh thái chuẩn cho thủy sinh không phải ai cũng biết. 

Khi bắt đầu với thủy sinh, nó giống như một thế giới tự nhiên thu nhỏ, bạn phải nghiên cứu, tìm hiểu để sắp xếp nhiều thành phần lại với nhau và phải đảm bảo tất cả đều có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường chung. Một trong những điều thú vị của thú chơi này là bạn được tự do sáng tạo, kết hợp các màu sắc, vật liệu để tạo nên một cái nhìn tổng thể đẹp mắt.

Để có được một bể thủy sinh ưng ý, bạn cần phải biết nên và không nên sử dụng những loại cây nào, cá nào để phù hợp với bố cục của bể. Bạn sẽ phải biết cách tạo ra môi trường hoàn hảo cho chúng. Không có chìa khóa để thành công, chỉ có một số quy tắc mà bạn cần tuân thủ.

Cách tính ánh sáng trong hồ thủy sinh

Trước hết, bạn phải chắc chắn rằng bể thủy sinh của bạn có ánh sáng thích hợp. Ngay cả khi bạn chăm kĩ tất cả các yếu tố khác, nhưng khi các loại cây không có đủ ánh sáng, độ phát triển của chúng sẽ rất chậm hoặc không thể phát triển..

Có một cách đơn giản để tìm ra lượng ánh sáng bạn cần thiết cho bể của mình: áp dụng nguyên lý so sánh công suất đèn cho mỗi lít nước. (Công thức áp dụng cho bể sử dụng đèn huỳnh quang)

Nhu cầu ánh sáng Công suất đèn
Ánh sáng yếu 0.5 watt
Ánh sáng trung bình 1 watt
Ánh sáng cao (cây ưa sáng) 2 – 3 watt

Nếu bạn để công suất 0.5 W cho mỗi lít, đó là ánh sáng yếu, thích hợp cho các loài cây ưa bóng râm, không đòi hỏi khắt khe về ánh sáng. Đối với ánh sáng trung bình, bạn sẽ cần 1W cho mỗi lít, đây là mức ánh sáng được ưa thích và được sử dụng trong hầu hết các bể thủy sinh. Nếu chọn loại cây khó tính, ưa sáng, bạn sẽ phải cân nhắc mức ánh sáng 2 đến 3W/lít.

Qua thực tiễn quan sát bạn sẽ tìm ra chính xác mức ánh sáng nào phù hợp với bể của bạn dựa trên đặc tính và nhu cầu của từng loại cây trồng. Đừng cho rằng “nó sẽ ổn” nếu bạn sử dụng ánh sáng thấp hơn mức cần thiết; cây của bạn có thể không chết, nhưng sẽ rất khó để làm cho chúng phát triển rực rỡ.

Một yếu tố khác mà bạn phải xem xét khi nói đến ánh sáng là thời lượng. Thông thường, đèn sẽ sáng khoảng 10 giờ mỗi ngày, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ.

Có những loài cây đòi hỏi thời lượng ánh sáng cao để có thể phát triển mạnh và thể hiện được đúng màu sắc vốn có của chúng. Hãy nhớ chia thời gian thắp sáng của bạn thành nhiều khoảng, thêm vào giữa mỗi khoảng nghỉ tầm 1 giờ đồng hồ, điều đó sẽ giúp hạn chế rêu hại hiệu quả.

Ánh sáng hợp lý cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến việc hấp thụ CO2 cũng như các chất dinh dưỡng từ môi trường

Khí cacbonic (CO2)

Thực vật cần một lượng khí cacbonic nhất định để phát triển. Tất nhiên, có một lượng nhỏ khí cacbonic sẵn trong nước, tuy nhiên không bao giờ là đủ. Đó là lý do tại sao bạn cần phải đầu tư vào một cốc sủi Co2 hoặc bộ trộn Co2. Thiết bị này sẽ tăng khả năng hòa tan Co2 trong nước giúp cung cấp cho cây của bạn theo đúng nhu cầu. Hầu hết chúng được kết hợp với bộ đếm giọt để bạn ước lượng được có bao nhiêu bong bóng nhả ra trong một giây. Tuy nhiên, với lượng CO2 lớn có thể tốt cho cây nhưng lại không tốt cho cá.

Nếu bể của bạn không lớn và bạn chưa sẵn sàng để đầu tư, bạn có thể chọn cách tự chế CO2 (tự chế bình Co2 cũng là 1 điều khá thú vị khi chơi thủy sinh). Tất cả những gì bạn phải làm là cho đường và men vào chai. Quá trình lên men tự nhiên sẽ tạo ra CO2 được dẫn vào bể. Công thức và hướng dẫn cách làm các bạn có thể tìm thấy rất nhiều trên internet nhé.

Chất dinh dưỡng

Dinh dưỡng là thành phần sống còn đối với bể thủy sinh của bạn, dinh dưỡng sẽ quyết định các loài thực vật trong bể phát triển rực rỡ, sống lay lắt hay chết yểu. Tuy nhiên cũng không cần quá lo lắng vì hiện nay có rất nhiều sản phẩm phân nền dinh dưỡng với hướng dẫn sử dụng rõ ràng và đơn giản cho bạn lựa chọn.

Nitrat

Nitrat được coi là một phần “bữa ăn” của cây thủy sinh, chúng giúp cây phát triển đúng hình thái. Tốt nhất bạn nên giữ hàm lượng cua chúng trong nước bể ở mức lý tưởng, không thấp hơn hoặc cao hơn so với khuyến cáo. Thông thường, bạn cần phải giữ mức nitrat ở mức 5 đến 10 ppm, nhưng giá trị này có thể cần phải khác đi, tùy vào nhu cầu của những loại cây mà bạn trồng nữa.

Photphat

Nếu bạn thấy lá cây bắt đầu mất màu hoặc phiến lá trở nên mỏng hơn bình thường, khả năng cao là bạn đang thiếu photphat trong nước. Photphat là chất giúp ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả cho cây thủy sinh. Giá trị được khuyến cáo là 1/10 giá trị của nitrat.

Kali

Kali rất hữu ích khi bạn không kiểm soát tốt lượng CO2. Mức kali thích hợp có thể điều chỉnh sự mất cân bằng CO2. Nó cũng sẽ giúp cây trồng của bạn phát triển nhanh hơn bình thường, do đó giữ giá trị ở khoảng 20 ppm là tốt nhất.

Các chất dinh dưỡng khác

Các chất dinh dưỡng khác, như canxi, magiê và sắt là cần thiết cho cây trồng, nhưng không phải là thiết yếu. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có một bể thủy sinh với nhiều loại cây hỗn hợp cùng phát triển tốt thì bạn nên quan tâm thêm đến những thành phần này.

Bổ sung phân bón

Cách được khuyến khích nhiều nhất để bổ sung các chất dinh dưỡng là phân nước. Đó là giải pháp có chứa lượng chất dinh dưỡng phù hợp và cho phép bạn tính toán lượng phân bón chính xác mà bạn nên thêm vào nước và có thể điều chỉnh liều lượng theo số lượng cây trồng trong bể.

Xem thêm

  1. Tổng quan những lỗi thường gặp khi chơi thuỷ sinh cho người mới
  2. Chu trình nitơ là gì? Bạn có hiểu về chu trình Nitơ trong bể thủy sinh
  3. Rêu hại trong bể thuỷ sinh và phương pháp phòng tránh rêu hại

 

5/5 - (5 bình chọn)
5 out of 5 (5 Votes)
Hồng Mai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked*

Tham khảo:Tham khảo: Bản cập nhật Play 2 Win đến từ nhà tài trợ của Ahisu. Cộng đồng Đam Mê MU lớn nhất Việt Nam